Giới thiệu về Cồn Phụng 2023

1. Giới thiệu về Cồn Phụng

Cồn Phụng còn được gọi với cái tên cồn Tân Vinh là một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre . Cồn Phụng nằm trong quần thể tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Trong đó, cồn Quy và cồn Phụng thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, còn cồn Long và cồn Lân là thuộc tỉnh Tiền Giang. Ở một số vùng miền của Việt Nam, thường ở Nam Bộ, người ta dùng khái niệm cồn hoặc cù lao để chỉ bãi giữa, là một dải đất hình thành ở giữa con sông lớn nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.

Cồn Phụng lúc đầu chỉ là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào những năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm mà nay đã lên tới trên 50 ha. Tên Cồn Phụng có từ khi ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng chùa Nam Quốc Phật vào hồi đầu thế kỉ XX. Khi công trình này đang xây dựng, những người thợ nhặt được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên đặt tên là Cồn Phụng. Ngoài ra, sở dĩ nó còn có tên gọi khác là cù lao Đạo Dừa là do ông Nguyễn Thành Nam khi đến đây xây chùa Nam Quốc Phật, đã thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa. Đạo Dừa chủ trương mang lại hòa bình, sống bằng hoa trái.

Cồn Phụng Bến Tre
Cồn Phụng Bến Tre
Cồn Phụng Bến Tre
Cồn Phụng Bến Tre

Thời điểm nào thích hợp nhất để đi Cồn Phụng?

Cồn Phụng, nơi được thiên nhiên ban tặng cho thời tiết nắng ấm quanh năm luôn dang rộng vòng tay đón du khách vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Du khách đến thăm Cồn Phụng sẽ được thưởng thức trái cây tươi mát vô cùng tuyệt vời, nhất là vào các tháng hè tháng 6, 7, 8 khi cây cối xanh tươi, trĩu quả trên cây. Măng cụt, sầu riêng, chôm chôm,… đều là những loại trái cây đặc trưng của nơi đây, mọng nước và ngọt.

Các địa điểm du lịch ở Cồn Phụng không nên bỏ qua

Nếu đến Cồn Phụng bạn chưa biết đi đâu thì hãy tham khảo ngay những gợi ý bên dưới đây.

Khu di tích du lịch Đạo Dừa

Khi du khách đặt chân đến Cồn Phụng, đây là điểm thu hút họ bởi nó bao hàm nét hấp dẫn về văn hóa và tôn giáo đặc trưng của vùng đất này. Khu di tích vẫn giữ được vẻ hùng vĩ ban đầu sau 50 năm xây dựng. Khu di tích có diện tích rộng khoảng 1.500m2, cho phép du khách tận hưởng một môi trường vô cùng thoáng đãng, rộng mở và thanh bình.

Một điểm mà du khách không thể bỏ qua là tham quan khu di tích Đạo Dừa trên diện tích khoảng 1.500m². Hiện di tích này được bảo tồn nguyên kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa – Nguyễn Thành Nam (1909-1990) với khu sân có 9 con rồng; tháp Hòa Bình (cửu trùng đài), nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo.

Công trình kiến trúc gắn với Đạo Dừa
Công trình kiến trúc gắn với Đạo Dừa

Tháp Cửu Trùng Đài

Đây là điểm tham quan không thể bỏ qua đối với mọi người khi đến thăm khu di tích Đạo Dừa vì đây là nơi xây dựng tháp Ông Thế thu hút sự chú ý của mọi người; nó cực kỳ đẹp vì nó được tạo thành từ những mảnh vỡ của chiếc bình gốm được chạm khắc rồng và phượng rất phức tạp. Tất cả các yếu tố này kết hợp để tạo thành một tòa tháp với màu sắc rực rỡ, khi xem xét kỹ hơn, có vẻ rất sắc nét và cổ điển.

Sân chín rồng
Sân chín rồng

9 cột trụ được khắc hình rồng.

Sân chín rồng
Sân chín rồng

 

9 cây cột cao vút được chạm khắc hình 9 con rồng uy nghiêm, lộng lẫy là nét đặc sắc trong kiến trúc của khu di tích Đạo Dừa này. Những con rồng, đại diện cho sức mạnh và sự hùng vĩ, được sơn màu vàng rực rỡ trên nền xanh lam lạnh tạo nên những khối kiến trúc tinh tế, tao nhã và trang trọng.

BẢO TÀNG DỪA –  NHÀ CỔ LÀM BẰNG DỪA

Đi sâu bên trong, du khách được bước vào “mê cung dừa”, có cơ hội được hiểu thêm về con người, cuộc sống và văn hóa xứ dừa tại Bảo tàng Dừa, là một ngôi nhà được làm hoàn toàn từ thân cây dừa.

Bảo tàng Dừa
Bảo tàng Dừa

LÒ KẸO DỪA

Đến với Cồn Phụng khách tham quan còn được chứng kiến toàn bộ quá trình để làm nên những viên kẹo dừa vô cùng thơm ngon và đậm vị miền Tây Nam Bộ này: Từ khâu pha chế, nấu kẹo, cắt kẹo, đóng gói đều được làm nên từ trái tim và tình yêu của những người dân nơi đây. Và chắc chắn ai đến những xưởng làm kẹo dừa này cũng xách cho mình vài túi quà ngọt ngào đến từ vùng đất Cồn Phụng này rồi!

SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ DỪA

Dừa hiện diện trong chiến tranh, kinh tế, văn hóa, ẩm thực… để làm nên dáng đứng Bến Tre. Phải trầm trồ, tấm tắc, thán phục sự tài tình của nghệ nhân. Từ những khúc gỗ dừa vô tri vô giác, các nghệ nhân đã sáng tạo để cho ra đời hàng trăm sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, bắt mắt và mang đậm giá trị nghệ thuật. Đến đây, du khách sẽ phải “rinh” về một món nào đó làm quà cho người thân để nhớ đến Bến Tre.

Trại mật ong

Cồn Phụng như một làng quê miền Tây thu nhỏ của Đồng bằng sông Cửu Long. Du khách có thể khám phá và tìm hiểu nhiều nét độc đáo về văn hoá, tập tục trong đời sống dân dã của người dân xứ dừa Bến Tre. Nhiều gia đình vẫn giữ nếp sống chủ yếu bằng nghề nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn và một số loài hoa khác.

Tìm hiểu nghề nuôi mật ong của người dân
Tìm hiểu nghề nuôi mật ong của người dân

Nghe đờn ca tài tử ăn trái cây, uống trà mật ong

Các loại trái cây và trà mật ong tươi ngon
Các loại trái cây và trà mật ong tươi ngon

Chèo xuồng ba lá

Khung cảnh tại Cồn Phụng rất yên bình, nên thơ và còn gì tuyệt vời hơn khi du khách được trải nghiệm đi tàu trên sông, tản bộ trên đường làng rợp bóng dừa của huyện Châu Thành – Bến Tre; đi xe ngựa, uống trà mật ong, thưởng thức các món ăn trái cây miền nhiệt đới, nghe đờn ca tài tử, đặc biệt được trải nghiệm chèo xuồng len lỏi trong những con rạch nhỏ mà hai bên toàn là cây dừa nước và những cây bần đong đưa bông trắng đầy thơ mộng.

Ttrải nghiệm chèo xuồng len lỏi trong những con rạch nhỏ
Ttrải nghiệm chèo xuồng len lỏi trong những con rạch nhỏ
Du khách thích thú khi đi xe đạp dạo quanh Cồn
Du khách thích thú khi đi xe đạp dạo quanh Cồn
Con đường làng rợp bóng dừa xanh mát
Con đường làng rợp bóng dừa xanh mát

NẤC THANG THIÊN ĐƯỜNG

Nấc thang thiên đường Cồn Phụng
Nấc thang thiên đường Cồn Phụng

BÓNG NƯỚC

DU THUYỀN

CÁ BÚ BÌNH

CHẠY XE ĐẠP QUA CẦU

Câu cá sấu

Khi đến thăm bờ Tây của sông, du khách có thể tham gia vào một hoạt động hoàn toàn mới và thú vị: tự câu cá sấu. Hàng trăm con cá sấu ẩn nấp trong hồ, chờ được người câu cá lành nghề tóm gọn. Đây là một dịch vụ khá phổ biến khi đến Cồn Phụng, nhất là đối với những anh chàng trẻ tuổi háo thắng lại càng thích thú với thú tiêu khiển hấp dẫn này hơn bao giờ hết!

ĐI CẦU thăng bằng
chạy xe đạp
TEAMBUILDING

Team building
Team building

TÁT MƯƠNG BẮT CÁ

Trải nghiệm tát mương bắt cá
Trải nghiệm tát mương bắt cá

LỬA TRẠI
NHÀ HÀNG
CHÈO XUỒNG BA LÁ

Ttrải nghiệm chèo xuồng len lỏi trong những con rạch nhỏ
Ttrải nghiệm chèo xuồng len lỏi trong những con rạch nhỏ

Đến Cồn Phụng ăn gì?

Nhiều món ngon hấp dẫn
Nhiều món ngon hấp dẫn

Đã đến nơi đây, thì không thể bỏ qua những đặc sản, món ngon mà chỉ nơi đây mới có khiến du khách “thèm thuồng”, tiếc nuối và muốn quay lại. Tôi sẽ liệt kê một số món sau đây được nhiều du khách yêu thích:

  • Xôi chiên Cồn Phụng
  • Tôm luộc với nước dừa
  • Cá tai tượng chiên xù

Cách di chuyển đến Cồn Phụng

Chúng ta có nhiều cách di chuyển từ Sài Gòn đến Cồn Phụng đó là đi bằng xe máy và xe khách.

Xe buýt Phương Trang

Vừa khánh thành 10.8.2022, giá vé xe buýt Phương Trang giao động 12.000đ – 70.000đ tùy khoảng cách.

  • Lượt đi: Bến xe buýt Tân Phú – đường Trường Chinh – đường Cộng Hòa – đường Hoàng Văn Thụ – đường Phan Đình Giót – đường Trường Sơn – quay đầu theo bùng binh đầu đường Hồng Hà – đường Bạch Đằng – đường Trường Sơn – đường Trần Quốc Hoàn – đường Hoàng Văn Thụ – đường Lý Thường Kiệt – đường Hồng Bàng – đường Kinh Dương Vương – Quốc lộ 1 – Bến Lức – Trung tâm Dịch vụ hành chính công – Quốc lộ 1 – Quốc lộ 50 – đường Hùng Vương – đường Rạch Gầm – đường Lý Thường Kiệt – Ấp Bắc – Bến xe Tiền Giang.
  • Lượt về: Bến xe Tiền Giang – Ấp Bắc – đường Lý Thường Kiệt – đường Rạch Gầm – đường Hùng Vương – Quốc lộ 50 – Quốc lộ 1 – Trung tâm Dịch vụ hành chính công – Bến Lức – Quốc lộ 1 – đường Kinh Dương Vương – đường Hồng Bàng – đường Lý Thường Kiệt – đường Hoàng Văn Thụ – đường Phan Đình Giót – đường Trường Sơn – quay đầu theo bùng binh đầu đường Hồng Hà – đường Bạch Đằng – đường Trường Sơn – đường Trần Quốc Hoàn – đường Cộng Hòa – đường Trường Chinh – Bến xe buýt Tân Phú.

Xe khách Tiền Giang

Đi từ Sài Gòn đến Bến Tre mất khoảng 1,5 đến 2 giờ. Có xe trung chuyển đến Bến Tàu Du Lịch Mỹ Tho, số 8 đường 30 tháng 4, Phường 1, Mỹ Tho. Đối với chuyến đi của mình, bạn có thể chọn từ một số nhà xe khách đáng tin cậy. Sau đây là một số đề xuất để các hãng xe khách đáng xem xét sau đây, giá vé xe khách khoảng 70.000đ – 100.000đ.

  • Nhà xe khách Tân Lập Thành
  • Nhà xe khách Hùng Hiếu
  • Nhà xe khách Duy Quý

Xe máy
Những khách du lịch muốn có cảm giác như đang đi du lịch đến một địa điểm mới có thể sử dụng các phương tiện cá nhân như xe máy và ô tô để di chuyển. Một chiếc ô tô riêng sẽ giúp bạn chủ động, dễ dàng trong việc chinh phục và khám phá các khu vực ở đây, đồng thời sẽ đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với việc đi xe khách.

Từ Sài Gòn đến Bến Tre hiện có ba tuyến đường: một là đi qua vòng xoay Phú Lâm và tuyến đường còn lại là qua đại lộ Nguyễn Văn Linh và ba qua đường cao tốc Trung Lương.

Máy bay
Nếu các bạn từ Hà Nội, Đà Nẵng muốn ghé thăm Cồn Phụng, Bến Tre, bạn có thể mua vé máy bay đến Sân bay Tân Sơn Nhất di chuyển từ sân bay đến điểm du lịch bằng taxi, xe buýt Phương Trang, xe khách hoặc xe máy đến Bến Tre.

Đây là tất cả thông tin về khu du lịch Cồn Phụng, Bến Tre. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để đi chơi ngắn ngày nhưng không quá xa Sài Gòn thì đây thật sự là một khu du lịch lý tưởng cho những ngày cuối tuần.

Tham khải các chương trình tham quan: https://conphung.vn/tour/

Liên hệ đặt vé Cồn Phụng:

Số điện thoại: 0902.036.056

Zalo: 0902.036.056

Website: https://conphung.vn

Bài viết sau đó
Cồn Quy