Tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa của di tích chùa Vĩnh Tràng

Tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa của di tích chùa Vĩnh Tràng

Di tích chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho Tiền Giang là một trong những công trình phật giáo đồ sộ, mang giá trị văn hóa và lịch sử lâu đời của người dân miền tây nam bộ. Đây là ngôi chùa đã được nhiều kiến trúc sư nổi tiếng đánh giá rằng chùa có những nét đặc biệt, giao thoa giữa sự hiện đại của phương Tây và nét văn hóa đặc trưng của những nước Á Châu. Hôm nay, mời bạn hãy cùng mình tìm hiểu về di tích chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho Tiền Giang.

Giới thiệu đôi nét về di tích chùa Vĩnh Tràng

chùa Vĩnh Tràng
Khám phá di tích chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng nằm ở đâu?

Địa chỉ chùa Vĩnh Tràng nằm trên đường Nguyễn Trung Trực, thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang.

Di tích chùa Vĩnh Tràng nằm trên mảnh đất có tổng diện tích lên đến 2ha, được chia làm nhiều khu vực khác nhau như khu tượng phật A di đà, chính diện, tiền đường, nhà tổ và nhà hậu.

Di chuyển đến chùa Vĩnh Tràng như thế nào?

Nếu bạn bắt đầu di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ cần đi theo đường quốc lộ 1A để đi đến trung tâm thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang. Sau đó bạn sẽ di chuyển theo đường lộ 879 khoảng 3km là bạn sẽ đến được công viên Vĩnh Tràng. Cuối cùng bạn cần rẽ phải khoảng 300m là sẽ gặp chùa Vĩnh Tràng.

Lịch sử hình thành của chùa Vĩnh Tràng

Có lẽ với bất kỳ du khách nào khi đến với chùa Vĩnh Tràng cũng đều có thắc mắc rằng, chùa Vĩnh Tràng được xây dựng vào khi nào? Lịch sử của chùa Vĩnh Tràng là gì phải không?

Theo các tài liệu để lại thì chùa Vĩnh Tràng được bắt đầu khởi công và xây dựng vào đầu thế kỉ 19 bởi ông bà Bùi Công Đạt.

Vào năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm, Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh về trụ trì cho ngôi chùa. Lúc này chùa được đặt tên là chùa Vĩnh Trường với hàm ý rằng chùa sẽ luôn trường tồn với thời gian, trời đất, núi rừng. Tuy nhiên do tính truyền miệng qua nhiều người nhiều thế hệ. Nên ngày nay chùa bị đổi tên thành chùa Vĩnh Tràng.

Đến năm 1907, chùa Vĩnh Tràng được hòa thượng Chánh Hậu làm trụ trì. Lúc này trụ trì đã cho trùng tu lại chùa. Chùa khi trùng tu được xây dựng lại với nét kiến trúc được pha lẫn nét độc đáo và đặc trưng bởi nét văn hóa Châu Á – Châu Âu.

Chùa Vĩnh Tràng thuộc được công nhận vào năm nào?

Năm 1984, chùa Vĩnh Tràng được Bộ văn hóa Thông tin hay hiện tại chính là Bộ văn hóa Thể thao và du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp Quốc Gia.

Những kiến trúc độc đáo của chùa Vĩnh Tràng

Đến với di tích chùa Vĩnh Tràng, bạn sẽ phải choáng ngợp với những công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo tại nơi đây. Mặc dù mang những nét hiện đại của phong cách thiết kế phương Tây nhưng chùa Vĩnh Tràng vẫn thể hiện một sự uy nghiêm, trang trọng, thanh tịnh nơi cửa phật. Dưới đây là những công trình kiến trúc tại chùa Vĩnh Tràng mà bạn nhất định phải tham quan.

Tham quan tiền điện

tiền điện của chùa Vĩnh Tràng
Tham quan tiền điện của chùa Vĩnh Tràng

Di tích chùa Vĩnh Tràng được thiết kế với hình dạng chữ Quốc độc đáo. Bao gồm 4 gian nhà nối tiếp nhau đó là tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu.

Nơi đây rộng khoảng 14.000m2 với chiều dài lên đến 70m và chiều rộng là 20m. Tưởng nhà được xây dựng bằng xi măng và các loại gỗ quý hiếm.

Điểm nổi bật ở chùa đó là chùa có một cái cổng Tam Quan vô cùng to lớn. Cổng được xây dựng vào năm 1933 bởi các người thợ gốc Huế. Cổng Tam Quan được xây dựng với kiểu kiến trúc của người Pháp.

Tham quan chính điện

Chính điện là công trình kiến trúc chính và quan trọng nhất của chùa Vĩnh Tràng. Tại chính điện cũng là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động tôn giáo như thờ cúng,… Chính điện cũng là nơi mang một phong cách thiết kế đặc biệt khi phối hợp giữa phong cách của phương tây và kiến trúc của người la mã kết hợp. Mặc dù vậy nhưng chính điện vẫn thể hiện được sự uy nghiêm và trang trọng nơi cửa phật.

Nối tiếp giữa 2 gian chính điện và nhà tổ là là một không gian nhỏ có hòn non bộ ở giữa. Hòn non bộ này đã phác thảo chi tiết cuộc sống và bản sắc của dân tộc Việt Nam.

Các nét đẹp của các công trình kiến trúc khác

chùa vĩnh tràng toàn cảnh
Di tích chùa Vĩnh Tràng toàn cảnh từ trên cao

Bên trong mỗi gian điện, bạn sẽ thấy sự rạng ngời của màu vàng được sử dụng để thêu trên các hình chạm và tượng Phật. Các cột trụ long trong gian chính điện có hình dáng tròn to, được làm bằng gỗ quý, tuân theo kiểu kiến trúc “thượng thu hạ cách”.

Ngoài những cảnh quan và kiến trúc độc đáo, di tích chùa Vĩnh Tràng còn sở hữu nhiều tượng Phật và hiện vật quý giá.

Tại đây có hơn 60 tượng Phật được tạo ra từ gỗ, đồng, đất nung, xi măng,…. Nhiều trong số đó được thêu vàng lộng lẫy vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Có 3 tượng đồng là Di đà, Quan Âm và Thế Chí được tạo tác vào thế kỷ XIX.

Chùa còn lưu giữ một số hiện vật quan trọng khác, bao gồm “Pháp Bảo Chuông” cao 12cm, nặng khoảng 150kg, được đúc vào tháng 5 năm 1854, và được khắc chữ “Vĩnh Trường Tự”. Tuy nhiên, chuông này hiện không còn sử dụng được do chuông đã bị hỏng sau một thời gian thất lạc.

Ngoài ra, chùa còn sở hữu hơn 20 bức tranh sơn thủy có giá trị. Mặc dù những bức tranh này bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật Trung Quốc, nhưng chúng vẫn thể hiện nét dân gian Việt Nam.

Với hình ảnh như “Mai, lan, cúc, trúc” và phong cảnh Việt Nam, các bức tranh này được tạo ra bởi Long Giang cư sĩ vào năm 1904. Các câu đối và bức hoành được điêu khắc chữ nổi thêu vàng, như chữ “Hoàng kim bửu điện,” đã được khắc từ năm 1851.

Kết luận

Mặc dù đã trải qua nhiều biến cố và thăng trầm trong lịch sử nhưng cho đến ngày nay, di tích chùa Vĩnh Tràng vẫn giữ được những nét đẹp cổ kính, trang trọng và uy nghiêm, thể hiện được sự thanh tịnh nơi cửa phật. Hy vọng qua bài viết này, mình đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa của chùa Vĩnh Tràng đóng góp vào nét đẹp văn hóa của Việt Nam nói chung và nét đẹp văn hóa của người dân miền tây nam bộ nói riêng. Hãy luôn theo dõi mình để xem thêm những chủ đề bổ ích nhé.